0

Trồng khổ qua trong sân vườn, nhà phố

khổ qua, trồng rau sạch, rau sạch tại nhà

Bạn đang muốn thử trồng rau củ, vừa để trải nghiệm, vừa để có nguồn rau sạch phục vụ cho bữa ăn gia đình mà chưa biết nên trồng gì và bắt đầu từ đâu thì hãy thử trồng Khổ qua (Mướp đắng) nhé, vừa đơn giản, dễ chăm sóc, nhưng thành quả thu được thì thật sự bất ngờ đấy.

Khổ qua có rất nhiều giống, hãy thử thả mỗi giống vài dây để so sánh chất lượng quả nhé. Hình minh họa.

ĐẦU TIÊN, LÀ KHÂU CHUẨN BỊ MẶT BẰNG

Vệ sinh sạch sẽ không gian. Chậu trồng: có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa hoặc túi trồng rau. Giàn cho cây, nếu trồng các loại có dây leo thì nên thiết kế cho cây có không gian riêng, tránh cây bò lan. Giàn tầng bằng sắt: trồng rau 2 hoặc 3 tầng để tận dụng tối đa diện tích trồng rau Đất trồng rau: mua đất đã qua xử lý và không có phân bón trong đất. Nếu dùng lại đất cũ thì phải xử lý mầm bệnh trước. Phân bón: phân trùn quế và phân bò Trộn thêm tro trấu, xơ dừa để tạo độ xốp Tỉ lệ đất trồng là 60%, phân bón là 20%, tơi xốp 20% Hạt giống hoặc cây giống: nên chọn mua chỗ uy tín và có phản hồi tốt Dụng cụ: bao tay, xới đất, hệ thống nước tưới…


Nếu không có giàn, cây rất dễ bò lan trên các loại cây trồng khác. Hình minh họa.

TIẾP THEO, LÀ CÁCH CHĂM SÓC Tưới nước đều đặn cho cây. Bón phân hữu cơ, bón lót cho đất, bón thúc cho rau (tác động qua lá, qua rễ), cách bón phân hiệu quả ở từng giai đoạn Điều tiết sự sinh trưởng: bấm ngọn, tỉa cành, tỉa hoa, tỉa quả, giảm cây, loại bỏ cây xấu, quả không đều, không ngon. Cắt cỏ, xới đất.

Những trái khổ qua trên giàn. Hình minh họa.

KẾ ĐẾN, LÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO CÂY Tận dụng rác nhà bếp: rau củ, vỏ tôm, xương cá, trứng, sữa để làm phân bón cho cây bằng cách bón trực tiếp hoặc ủ lấy nước tưới. Tự làm các loại phân bón hữu cơ để bón cho cây như: đạm cá, trứng sữa, đạm đậu nành, dịch chuối, nha đam… Dùng nước vo gạo, bã cà phê, bã trà để bón thêm cho cây.

Giống khổ qua dài trắng, khổ qua tim trắng và khổ qua rừng. Hình minh họa. LƯU Ý QUAN TRỌNG, LÀ PHÒNG NGỪA SÂU BỆNH Rửa tỏi ớt gừng rồi cho vào máy xay nhuyễn, cho vào chai nhựa cho rượu vào, đậy kín nắp. Sau 15 ngày là có thể sử dụng. Hoặc dùng chế phẩm sinh học: an toàn khi sử dụng, không độc hại, không cần cách ly. Hoặc dùng neem nhũ hoá một loại thuốc hữu cơ vi sinh không gây độc vừa phòng bệnh vừa tăng sức đề kháng cho cây.

Giống khổ qua tim xanh. Hình minh họa.

CUỐI CÙNG THÌ, THU HOẠCH THÔIIIII Đối với khổ qua có thể thu hoạch nhiều vụ thì cẩn thận cắt tỉa cẩn thận, sau khi thu hoạch xong nên cho đất nghỉ thời gian và bắt đầu cải tạo lại.

Chúc các bạn thành công !

sưu tầm